Trong thời buổi mà công nghệ số đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy và tăng trưởng số cho doanh nghiệp, thì Facebook nổi lên như một công cụ, một kênh marketing mạnh mẽ và hiệu quả, nhất là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) ở việt Nam
Một cách dễ hiểu nhất cho vấn đề này, đó là Facebook đơn giản là một kênh mạng xã hội, kết nối người dùng trên toàn cầu, nhờ đó nó có lợi thế lớn về dữ liệu, hành vi người dùng trên chính “sân nhà” mà Facebook đã tạo ra, doanh nghiệp từ đó có thể tận dụng, khai thác và phát triển cho chính doanh nghiệp của mình.
Trong marketing, yếu tố cốt lõi và gần quan trọng nhất chính là tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu, và Facebook có thể giúp doanh nghiệp giải quyết được vấn đề này. Theo báo cáo mới nhất của tổ chức We Are Social 2019, tại Việt Nam, Facebook là trang web có lượng truy cập lớn thứ 2 sau Google, nền tảng mạng xã hội Facebook Messenger đứng thứ 3 về lượng người dùng (Active User), tổng lượng đối tượng khách hàng được tiếp cận hàng tháng từ quảng cáo (Monthly Active User) đạt hơn 61 triệu người, ngoài ra, người Việt Nam trung bình dùng đến 4 giờ 30 phút cho mạng xã hội mỗi ngày… Các số liệu này nói lên rằng, khách hàng tiềm năng của bạn đang có mặt và hoạt động tích cực hàng ngày trên nền tảng này, đó là lý do vì sao doanh nghiệp không thể bỏ qua việc triển khai các hoạt động marketing trên nền tảng Facebook.
Một trang Fanpage có thể đại diện cho bộ mặt của doanh nghiệp trên mạng xã hội, giúp tiếp cận đến khách hàng mục tiêu, cũng là kênh để tương tác với những khách hàng trung thành, lợi ích của nó mang lại sẽ không thua kém gì một website, ngoài ra, việc sử dụng kết hợp giữa 2 nền tảng này sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng cả về doanh số lẫn thương hiệu.
Trong bài viết này, HTH Digital Marketing sẽ cùng bạn điểm qua những lợi ích của Facebook Marketing mang lại đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1. Chiến lược Marketing với chi phí thấp.
Các hoạt động marketing truyền thống với ngân sách lớn có thể sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn, tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) có ngân sách hạn chế, thì đây sẽ là một vấn đề lớn. Tuy nhiên, với Facebook Marketing, doanh nghiệp nhỏ hoàn toàn có thể kiểm soát được mức chi phí bỏ ra, chia nhỏ ngân sách cho từng chiến dịch cụ thể và mang về hiệu quả tối ưu nhất. Nếu nói Marketing trên Facebook có chi phí rẻ hơn các công cụ, các kênh khác thì không hẳn là đúng, bởi vì chi phí thấp ở đây có nghĩa chi phí để bắt đầu một chiến dịch quảng cáo, và bạn hoàn toàn có thể dễ dàng kiểm soát, cân đối được khoản chi phí đầu tư so với mức lợi nhuận thu được, từ đó doanh nghiệp có thể lên kế hoạch, chiến lược marketing để tối ưu hiệu quả hơn, mang lại lợi nhuận cao hơn với mức chi phí thấp nhất có thể.
2. Cung cấp những thông tin về doanh nghiệp đến khách hàng
Với các tính năng quản lý trang của Facebook (Facebook Page/ Fanpage) giúp khách hàng tiềm năng có thể biết bạn là ai, bạn cung cấp những sản phẩm, dịch vụ gì, có phục vụ đúng nhu cầu của họ hay không?...qua việc xuất bản và đăng tải thường xuyên những nội dung chất lượng, các hình ảnh, video được đầu tư kỹ lưỡng và chỉnh chu, giúp gây được ấn tượng trong mắt khách hàng. Việc bổ sung các thông tin chi tiết về website, số điện thoại, địa điểm, cửa hàng và sản phẩm, có thể giúp người dùng có thể dễ dàng tương tác và tăng mức độ uy tín của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần lưu ý trong khi sử dụng phương tiện marketing này, mạng xã hội luôn là con giao 2 lưỡi, thông điệp sẽ được chia sẻ rộng rãi với tốc độ rất nhanh, do đó việc đăng tải nội dung nên được kiểm duyệt kỹ hơn, đảm bảo nội dung của thông điệp phù hợp với đối tượng khách hàng tiềm năng và liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
3. Là công cụ giao tiếp với khách hàng hiệu quả
Hành vi nhắn tin của người dùng đã thay đổi rất nhiều trong thời gian vừa qua, hình thức nhắn tin hội thoại truyền thống qua sms đã giảm đi đáng kể. Tại Việt Nam, với sự phát triển của internet, kết nối 3g, 4g, hay sóng wifi đã khiến hầu hết các cuộc trò chuyện thường được thực hiện qua các ứng dụng, phổ biến như: Skype, zalo, Line, google chat, viber ,.. và cái tên không thể thiếu chính là Facebook Messenger, công cụ mà hằng ngày bạn luôn sử dụng để trao đổi, giao tiếp với bạn bè, hội nhóm, người thân và cả khi có nhu cầu mua hàng, sử dụng dịch vụ.
Thông qua Facebook Messenger, doanh nghiệp có thể trực tiếp thực hiện việc cung cấp kịp thời các thông tin, tư vấn cho khách hàng về sản phẩm, dịch vụ mà họ thắc mắc, cần doanh nghiệp hỗ trợ giải đáp nhanh nhất có thể, hay thậm chí Messenger còn là một kênh giúp đội ngũ bán hàng chốt sale hiệu quả. Rõ ràng, với việc phải tiếp nhận một khối lượng thông tin quá lớn mỗi ngày, khách hàng của bạn có thể sẽ dễ dàng bỏ qua nếu không nhận được sự hỗ trợ ngay lập tức, đây vừa là thách thức, cũng vừa là cơ hội để doanh nghiệp có thể tận dụng nền tảng Facebook Messenger để có được thêm nhiều khách hàng hơn.
Bên cạnh đó là sự ra đời của chatbot - Công cụ được xây dựng trên nền tảng Facebook Messenger, giúp doanh nghiệp tự động hóa quy trình bán hàng ngay trên nền tảng nhắn tin này. Chatbot có thể thay thế cả nhân viên tư vấn trong việc trả lời câu hỏi khách hàng, chốt sale, chăm sóc khách hàng, hay triển khai các chương trình ưu đãi,.. giúp doanh nghiệp duy trì tốt mối quan hệ với khách hàng cũ và thu được nhiều khách hàng tiềm năng nhất có thể.
4. Nhắm mục tiêu đối tượng quảng cáo
Như đã đề cập ở trên, Facebook có thể phân tích dữ liệu từ hàng triệu người dùng trên nền tảng của nó, từ đó doanh nghiệp có thể sử dụng quảng cáo trả phí để tiếp cận nhiều hơn và chính xác hơn đến đối tượng khách hàng mục tiêu dựa trên các tiêu chí về: Sở thích, hành vi, nhân khẩu học: độ tuổi, giới tính, hay địa điểm tiếp cận,... mang lại hiệu quả cao về hình ảnh thương hiệu lẫn doanh số cho doanh nghiệp từ chiến dịch quảng cáo. Ngoài ra, việc sử dụng kết hợp nhiều mục tiêu chiến dịch quảng cáo khác nhau như tương tác, nhắn tin, chuyển đổi (Conversion), khách hàng tiềm năng (lead),.. giúp bạn có thể tiếp cận nhiều nhóm khách hàng khác nhau, những người thật sự quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
5. Mắt xích quan trọng trong hành trình khách hàng
Hành trình mua hàng của khách hàng từ lúc nhận biết về thương hiệu của doanh nghiệp đến khi tạo ra một chuyển đổi mua hàng diễn ra vô cùng phức tạp. Một khách hàng có thể tương tác với doanh nghiệp trên nhiều kênh tại nhiều thời điểm khác nhau trước khi ra quyết định mua hàng, và Facebook mặc nhiên cũng không ngoại lệ. Bài toán đặt ra cho doanh nghiệp là làm sao để quá trình chuyển đổi này được diễn ra nhanh hơn để tiết kiệm chi phí Marketing, tối ưu ngân sách quảng cáo hiệu quả hơn,.. Facebook hoàn toàn có thể giúp doanh nghiệp những điều này, từ việc mang lại trải nghiệm tốt với thương hiệu đến khả năng bán hàng trực tiếp đến khách hàng tiềm năng và mang lại nguồn lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Cũng nên nhớ một điều rằng, Facebook Marketing là một trong những công cụ mạnh mẽ thuộc Digital Marketing
Qua đây, chúng ta cũng đã phần nào hiểu được những lợi ích mà hoạt động Facebook Marketing mang lại đối với doanh nghiệp trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng về doanh số và lợi nhuận, cao hơn là giá trị về thương hiệu nếu được đầu tư và tối ưu đúng cách.
by SON NGUYEN