Tìm kiếm mục tiêu cuộc sống
Mỗi cá nhân trong cuộc sống đều có những mục tiêu riêng của mình. Mục tiêu chính là thứ tạo động lực để bạn hành động mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng và dài hơn nữa đến khi hoàn thành được mục tiêu.
Mục tiêu cá nhân là gì
Mục tiêu cá nhân là những điều cá nhân đó mong muốn và nỗ lực hành động để đạt được:
Lấy ví dụ trong môn thể thao bóng đá. Mục tiêu cá nhân của từng vị trí khác nhau.
-
Một tiền đạo sẽ mong muốn ghi nhiều bán thắng.
-
Một thủ môn sẽ mong muốn giữ sạch lưới.
-
Một tiền vệ trung tâm mong muốn có nhiều pha kiến tạo.
-
Một trung vệ lại mong muốn có nhiều pha cản phá thành công.
Bất cứ ai cũng sẽ có những mục tiêu cá nhân riêng của mình. Mục tiêu chính là động lực, là thứ thôi thúc giúp bạn hành động mỗi ngày để hướng tới kết quả mong muốn.
Ví dụ như một vận động viên nỗ lực tập luyện mỗi ngày, bất kể nắng mưa, đau đớn là nhờ có mục tiêu cạnh tranh và đạt được huy chương chẳng hạn. Mục tiêu cá nhân sẽ đem lại sức mạnh to lớn để bạn duy trì, vượt trội hơn rất nhiều trong công việc, cuộc sống.
Mục tiêu là những điều còn ở phía trước, thôi thúc chúng ta hành động đạt được.
Mục tiêu dài hạn
-
Mục tiêu có rất nhiều loại đa dạng như: mục tiêu sự nghiệp, tài chính, giáo dục, gia đình, thể chất… Tuy nhiên, chúng ta có thể phân loại mục tiêu ra thành mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn.
-
Mục tiêu dài hạn là mục tiêu được thiết lập với chương trình hành động dài hạn, có thể là 5, 10, 20 năm thậm chí là mục tiêu cả cuộc đời.
Ví dụ mục tiêu dài hạn của bạn có thể là:
-
Mục tiêu 5 năm: Ổn định, phát triển các nguồn thu của gia đình
-
Mục tiêu cả cuộc đời: Sống bình an, nhẹ nhõm với sức khỏe cả thể chất và tinh thần
Mục tiêu ngắn hạn
Mục tiêu ngắn hạn là những mục tiêu được thiết lập với chương trình hành động ngắn hạn, có thể là ngày mai, tuần sau, tháng sau, năm sau.
Ví dụ mục tiêu ngắn hạn của bạn có thể là:
-
Mục tiêu hàng tuần: Thu nhập được ít nhất 7 triệu đồng mỗi tuần
-
Mục tiêu tháng sau: Hoàn thành thử thách chạy bộ 5km mỗi ngày
-
Mục tiêu năm 2021: Nâng cao các kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu hơn
Hiểu rõ nguyên tắc SMART để áp dụng thành công
Kế hoạch là xác định mục tiêu và quyết định cách tốt nhất để đạt được mục tiêu. Kế hoạch bao gồm việc lựa chọn một đường lối hành động mà một công ty hoặc cơ sở nào đó, và mọi bộ phận của nó sẽ tuân theo.
Mục tiêu SMART là những mục tiêu cụ thể cố gắng đạt được trong một khoảng thời gian nhất định. Những mục tiêu này cần được soạn thảo và suy nghĩ cẩn thận để thiết lập chúng thành công. "SMART" là từ viết tắt mô tả các đặc điểm quan trọng nhất của từng mục tiêu.
Nguyên tắc SMART là nguyên tắc giúp thiết lập mục tiêu hiệu quả. SMART là viết tắt của 5 yếu tố:
-
S – Specific (Tính cụ thể)
-
M – Measurable (Tính đo lường)
-
A – Attainable (Tính khả thi)
-
R – Relevant (Tính liên quan)
-
T – Timely (Tính thời điểm)
SMART là nguyên tắc nổi tiếng và đã được áp dụng, kiểm nghiệm sự thành công trong thiết lập mục tiêu cho các công ty, tổ chức. Với các cá nhân, SMART cũng hoàn toàn có thể ứng dụng hiệu quả để thiết lập mục tiêu cho cuộc sống của bạn.
Nguyên tắc SMART có thể giúp bạn xác định mục tiêu hiệu quả hơn.
Cách áp dụng mục tiêu SMART vào cuộc sống cá nhân
Một nghiên cứu của Đại học Scranton đã chỉ ra rằng chỉ 8% chúng ta thật sự đạt được những mục tiêu đã đề ra vào dịp năm mới. Điều đó tương ứng 92% những người đặt mục tiêu trong dịp năm mới đã thất bại, bỏ cuộc giữa chừng hoặc thậm chí còn chưa bao giờ nỗ lực đạt được mục tiêu.
Có thể vào đầu năm nay, bạn đã mong muốn mình gia tăng được thu nhập hàng tuần hoặc giảm được trọng lượng cơ thể. Nhưng, đó chỉ là những mong muốn ở trong tâm trí bạn thôi. Nó chưa trở thành mục tiêu vì bạn chưa nỗ lực, chưa hành động để đạt được. Bạn có thể ứng dụng các mục tiêu SMART vào cuộc sống cá nhân của mình.
Các mục tiêu trong năm mới của bạn vẫn chỉ có thể nằm trên giấy nếu không thực hiện chúng
Bước 1 – Hình dung những mục tiêu bạn muốn đạt được
Mục tiêu chỉ có thể đạt được nếu bạn thực sự mong muốn và tìm mọi cách để biến mong muốn thành hành động. Bạn hãy suy nghĩ xem mình thực sự thích, mong muốn điều gì và hình dung niềm hạnh phúc khi đạt được điều đó sẽ như thế nào.
Ví dụ như bạn đang muốn rèn luyện sức khỏe. Bạn hãy hình dung trước và trả lời các câu hỏi:
-
Rèn luyện sức khỏe vì mục tiêu gì ?
-
Rèn luyện sức khỏe như thế nào ?
-
Rèn luyện sức khỏe trong lâu sau đó thì làm như thế nào nữa ?
Chỉ khi tập trung hình dung và thật sự cảm nhận về điều bản thân mong muốn, bạn mới có động lực để biến ước mơ thành hiện thực.
Bước 2 – Vì sao chúng ta mong muốn hoàn thành những mục tiêu
Mục tiêu thường được bắt đầu từ sở thích cá nhân. Nhưng để đạt được mục tiêu cần những nỗ lực lâu dài, cụ thể. Để hành động liên tục hướng đến mục tiêu thì bạn cần xác định:
-
Tại sao bạn lại mong muốn đạt được mục tiêu này?
-
Mục tiêu này có thực sự quan trọng?
-
Mục tiêu này có xứng đáng để bạn dành thời gian, công sức, trí tuệ trong thời gian dài nhằm đạt được hay không?
Chúng ta có thể khởi động nhờ sự yêu thích nhưng muốn duy trì được việc thực hiện mục tiêu thì cần nhiều hơn sự yêu thích. Hãy nghiêm túc nghĩ về sự thiết thực, tầm quan trọng của mục tiêu khiến chúng ta phải hành động.
Bước 3 – Chúng ta thực hiện mục tiêu như thế nào
Ở bước 1 và 2, chúng ta đã vẽ ra những nét phác thảo về điều bạn mong muốn và hiểu rõ những điều đó thực sự quan trọng, bạn cần hành động để đạt được chúng. Ở bước 3 này, bạn hãy xác định cách thức thực hiện điều bạn muốn. Đây là bước cụ thể hóa cho các hành động hướng đến mục tiêu.
Ví dụ: Bạn đặt mục tiêu chạy bộ để giảm cân nhằm tránh tình trạng béo phì. Chúng ta có thể cụ thể hóa hơn cách thức thực hiện là chạy bộ 5km mỗi ngày chẳng hạn.
Chúng ta có thể hình dung cách thức thực hiện mục tiêu cũng như những nấc thang giúp bạn tiến lên từng bước, từng ngày và sẽ dần đạt được mục tiêu đề ra.
Bước 4 – Thiết lập mục tiêu SMART
Lúc này, bạn đã có bản phác thảo về những điều mình mong muốn và cách thức thực hiện chúng. Bạn nên ứng dụng nguyên tắc SMART để thiết lập mục tiêu cụ thể hơn. Chúng ta hãy cùng xem xét ví dụ sau:
-
S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn luyện tập chạy bộ
-
M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn chạy được 3Km liên tục trong mỗi tháng
-
A – Attainable (Tính khả thi): Tôi tham gia khóa học chạy bộ, tôi sẽ được hướng dẫn phương pháp chạy được 3Km liên tục.
-
R – Relevant (Tính liên quan): Với khả năng và quyết tâm chạy 3km mỗi ngày, tôi muốn giảm 1kg trọng lượng mỗi tháng, nhằm tránh tình trạng béo phì, suy giảm sức khỏe
-
T – Timely (Tính thời điểm): Với khả năng và quyết tâm chạy 5km mỗi ngày, tôi muốn giảm 1kg trọng lượng mỗi tháng, nhằm tránh tình trạng béo phì, suy giảm sức khỏe. Mục tiêu cần thực hiện ngay từ hôm nay, ngày … tháng… năm…
Qua ví dụ trên, chúng ta nhận thấy SMART giúp bạn vẽ ra “bức tranh” mục tiêu cụ thể, đo lường, có tính khả thi, liên quan và xác định thời điểm. Mục tiêu của bạn lúc này sẽ trở nên rõ ràng với từng màu sắc, hình khối và bạn sẽ có thể hành động, nỗ lực từng ngày đúng hướng để đạt mục tiêu.
Bước 5 – Kiên trì thực hiện
Xác định được mục tiêu đúng, phù hợp là bạn mới bước đi được bước đầu tiên. Để đi được các bước tiếp theo, chúng ta cần sự kiên nhẫn. Bất cứ mục tiêu nào cũng cần sự kiên nhẫn mới có thể đạt được kết quả.
Bạn có thể chia kế hoạch hành động của mình ra thành từng bước, từng giai đoạn nhỏ và hãy tận hưởng niềm vui chiến thắng ở từng bước đi đến mục tiêu. Đó cũng là một cách để bạn duy trì, gia tăng cảm hứng và sự kiên nhẫn của mình. Chúng ta cần những chiến thắng nhỏ để duy trì, hướng tới mục tiêu cuối cùng.
Bước 6 – Quyết liệt hành động
Mục tiêu chỉ có thể đạt được khi chúng ta hành động. Bạn hãy hành động để đạt mục tiêu. Hành động mỗi giờ, mỗi ngày, mỗi tuần và dài hơn nữa, cho đến khi đạt được mục tiêu.
Bước 7 – Hành động nhất quán
Hành động hướng đến mục tiêu của bạn cần phải nhất quán. Bạn kiên trì chạy mỗi ngày 3km để giảm cân. Tuy nhiên vào ngày mưa bạn lại bỏ cuộc. Chúng ta hoàn toàn có thể chờ tạnh mưa để chạy hoặc chạy trên máy chạy bộ. Khi bạn muốn hoàn thành mục tiêu, bạn sẽ nghĩ được giải pháp cho mình.
Bước 8 – Dành thời gian cho mục tiêu
Mục tiêu càng khó khăn, càng dài hạn thì càng cần đầu tư thời gian. Hãy dành thời gian tương xứng cho các mục tiêu của mình. Bạn cũng nên thực tế về mặt thời gian.
Chúng ta không nên nóng vội, đốt cháy giai đoạn và ép mình vào những khung thời gian quá eo hẹp. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên thả lỏng bản thân với kế hoạch quá dài, tiêu tốn thời gian không cần thiết.
Hãy áp dụng nguyên lý SMART trong cuộc sống gia đình
Chơi cùng con
Trong một gia đình mà người lớn lúc nào cũng bận rộn thì những đứa trẻ sẽ chịu nhiều thiệt thòi, mất đi nhiều quyền lợi mà một trong số đó chính là sự phát triển toàn diện hơn về mặt thể chất, trí tuệ lẫn tình cảm con người bên trong.
Khác hoàn toàn với mô hình gia đình truyền thống xưa khi mà người phụ nữ luôn có nhiều thời gian dành cho gia đình, con cái. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, mỗi phụ nữ đều có sự nghiệp riêng của mình nên thời gian dành cho gia đình sẽ bị hạn chế lại ít nhiều. Chỉ cần mỗi ngày bỏ ra ít nhất 5 phút chơi cùng con cũng đã giúp con phát triển tốt hơn rất nhiều.
-
Specific (Tính cụ thể): Cha mẹ muốn dành thời gian chơi cùng con.
-
M – Measurable (Tính đo lường): Cha mẹ muốn dành ít nhất 60 phút mỗi ngày chơi cùng con.
-
A – Attainable (Tính khả thi): Với thời gian hiện nay, cha mẹ muốn dành ít nhất 60 phút mỗi ngày chơi cùng con.
-
R – Relevant (Tính liên quan): Cha mẹ muốn dành ít nhất 60 phút mỗi ngày chơi cùng con, nhằm giúp các con vui hơn mỗi ngày.
-
T – Timely (Tính thời điểm): Cha mẹ muốn dành ít nhất 60 phút mỗi ngày chơi cùng con, nhằm giúp các con vui hơn mỗi ngày. Mục tiêu cần thực hiện ngay từ hôm nay, ngày… tháng… năm…
Ăn tối cùng gia đình
Cùng các thành viên trong gia đình quây quần bên mâm cơm tối và chia sẻ những câu chuyện thường ngày sẽ giúp chúng ta cảm thấy như được hồi sinh sau một ngày làm việc căng thẳng.
Theo Psychology Today, nhiều bằng chứng cho thấy việc dùng bữa tối cùng với bố mẹ và anh chị em mang lại nhiều lợi ích tích cực cho đứa trẻ.
Không chỉ vậy, các nhà nghiên cứu còn nhận thấy những đứa trẻ được sống trong gia đình thường xuyên ăn tối cùng nhau ít có khả năng bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội như: thuốc lá, ma túy và tình dục, đồng thời có xu hướng tham gia vào các hoạt động bổ ích và đóng góp cho xã hội.
-
S – Specific (Tính cụ thể): Bạn muốn dành thời gian ăn tối cùng gia đình.
-
M – Measurable (Tính đo lường): Bạn muốn dành thời gian ăn tối cùng gia đình, ít nhất 4 buổi mỗi tuần.
-
A – Attainable (Tính khả thi): Bạn muốn dành thời gian ăn tối cùng gia đình, ít nhất 4 buổi mỗi tuần phù hợp với kế hoạch công việc hằng ngày.
-
R – Relevant (Tính liên quan): Bạn muốn dành thời gian ăn tối cùng gia đình, ít nhất 4 buổi mỗi tuần, nhằm gắn kết hơn tình cảm gia đình.
-
T – Timely (Tính thời điểm): Bạn muốn dành thời gian ăn tối cùng gia đình, ít nhất 4 buổi mỗi tuần, nhằm gắn kết hơn tình cảm gia đình. Mục tiêu cần thực hiện ngay từ tuần này.
Đi chơi cùng nhau
Một mùa hè rộn rã đầy ánh nắng chói chang lại đến. Những thành phố biển quen thuộc và những điểm dã ngoại gần thành phố với nhiệt độ luôn ở mức ngất ngưỡng khiến gia đình bạn ngán ngẩm. Bạn đã có kế hoạch gì để giảm nhiệt mùa hè này cùng gia đình mình chưa?
Nếu vẫn chưa tìm được kế hoạch nào hợp ý thì chương trình Gia đình dã ngoại tại Madagui Forest City sẽ là một gợi ý thú vị dành cho bạn. Chuyến tham quan 2 ngày một đêm hứa hẹn sẽ mang đến cho cả gia đình những trải nghiệm vui nhộn đầy bất ngờ.
Một chuyến khám phá với những hoạt động nhìn tận mắt, sờ tận tay, hòa mình cảm nhận không gian hùng vĩ của cả một khu Rừng nguyên sinh với những điểm tham quan hấp dẫn nằm ẩn sau những con đường ngoằn ngoèo, gập ghềnh với hệ thống những hang động lộ thiên kỳ bí, bộ sưu tập tre độc đáo và cả 1 tuyến đường đi bộ trên không đặc sắc và một khu động vật hoang dã với rất nhiều những loại thú được thả tự nhiên luôn sẵn sàng chờ đón gia đình bạn ghé thăm.
-
S – Specific (Tính cụ thể): Bạn muốn tổ chức dã ngoại cùng gia đình.
-
M – Measurable (Tính đo lường): Bạn muốn tổ chức dã ngoại cùng gia đình ít nhất mỗi quý một lần.
-
A – Attainable (Tính khả thi): Bạn muốn tổ chức dã ngoại cùng gia đình ít nhất mỗi quý một lần phù hợp với kế hoạch làm việc và thu nhập của bản thân.
-
R – Relevant (Tính liên quan): Bạn muốn tổ chức dã ngoại cùng gia đình ít nhất mỗi quý một lần, nhằm gắn kết hơn các thành viên trong gia đình.
-
T – Timely (Tính thời điểm): Với điều kiện tài chính và thu xếp thời gian hiện nay, Bạn muốn tổ chức dã ngoại cùng gia đình ít nhất mỗi quý một lần, nhằm gắn kết hơn các thành viên trong gia đình. Tôi sẽ thực hiện mục tiêu này từ quý II-2021..
Đọc sách trước khi đi ngủ
Các bạn có biết các bé từ 0 đến 6 tuổi rất thích nghe kể truyện trước khi đi ngủ không ạ? Bé nhà mình cũng rất thích nghe mình đọc truyện cho bạn ấy nghe. Tuy nhiên thật sự nhiều lúc mình cũng chưa thực hiện tốt thói quen đọc sách cho con nghe trước khi đi ngủ. Gần đây mình tìm được 3 đầu sách rất hay và thú vị, mình muốn chia sẻ cho các mẹ cùng tìm hiểu để đọc cho các bé nghe trước khi đi ngủ nhé. Mình cũng sẽ cố gắng đọc sách cho bé nhà mình nghe trước khi đi ngủ thường xuyên hơn.
Một trong những lợi ích của việc đọc truyện cho bé ngủ đó là giúp bé hình thành thói quen đọc sách ngay từ nhỏ. Đây là một thói quen tốt mà giới trẻ hiện nay thường bỏ qua. Cha mẹ nên dành chút thời gian cuối ngày để quan tâm đến con và kể cho chúng nghe những mẩu chuyện ý nghĩa. Khi hoạt động này được lặp đi lặp lại nhiều lần thì lớn lên con sẽ cảm thấy hứng thú với việc đọc sách.
Không phải ngẫu nhiên mà những câu chuyện dùng để kể cho các bé thường chứa đựng tính nhân văn hoặc là một bài học về đạo đức. Để dạy trẻ những điều này là rất khó thế nhưng sẽ dễ dàng hơn nếu bài học được lồng vào trong câu chuyện. Trẻ em thường thích bắt chước các nhân vật trong truyện, chính vì thế nếu câu chuyện kèm theo thông điệp ý nghĩa bé sẽ ghi nhớ được lâu hơn. Bằng cách đọc truyện cho bé vào mỗi tối bạn có thể khắc sâu vào tiềm thức của trẻ những phẩm chất tốt như lòng dũng cảm, tính trung thực, biết quan tâm giúp đỡ người khác, …
-
S – Specific (Tính cụ thể): Cha mẹ muốn đọc sách cùng con trước khi đi ngủ.
-
M – Measurable (Tính đo lường): Cha mẹ muốn đọc sách cùng con, 30 phút trước khi con đi ngủ.
-
A – Attainable (Tính khả thi): Cha mẹ muốn đọc sách cùng con, 30 phút trước khi con đi ngủ phù hợp với kế hoạch làm việc.
-
R – Relevant (Tính liên quan): Cha mẹ muốn đọc sách cùng con, 30 phút trước khi con đi ngủ, nhằm giúp con phát triển ngôn ngữ tốt hơn.
-
T – Timely (Tính thời điểm): Cha mẹ muốn đọc sách cùng con, 30 phút trước khi con đi ngủ, nhằm giúp con phát triển ngôn ngữ tốt hơn. Tôi sẽ thực hiện mục tiêu này bắt đầu ngay từ tối nay, ngày… tháng… năm.