Hiểu đúng về Performance Marketing trên Digital

Marketing dựa trên hiệu suất (Performance Marketing hay Performance-based Marketing) đang thay đổi hoàn toàn cách quảng cáo và bán hàng của doanh nghiệp. Nó cũng tác động đến cách đo lường sự thành công của các chiến dịch marketing, quảng cáo, điều mà trước đây các nhà quảng cáo gần như không thể thực hiện được.

Ngày nay, Performance Marketing cung cấp cho doanh nghiệp, nhà quảng cáo khả năng đo lường mọi thứ từ mức độ tiếp cận thương hiệu (Brand Reach) đến tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate) trên một chiến dịch quảng cáo bất kỳ.

Thời đại của tiếp thị dựa trên dữ liệu (Data-Driven Marketing) đã cung cấp cho các nhà quảng cáo những insight vô cùng giá trị tác động đến hiệu suất marketing, giúp họ tối ưu chiến dịch quảng cáo dựa trên chi phí thấp nhất để có một khách hàng (CPA).

 

 

Khi mà việc quảng cáo ngày càng trở nên minh bạch hơn, ngoài yếu tố thương hiệu, thì các nhà quảng cáo đang dần tập trung xây dựng các chiến lược marketing dựa trên tỷ lệ doanh thu trên chi phí cho một chiến dịch quảng cáo (ROAS) hay tỷ suất hoàn vốn cho cả chiến lược Marketing (ROI) được thỏa thuận trước đó. Hay nói cách khác, Performance Marketing được sinh ra từ nhu cầu tăng tỷ lệ ROI và giảm chi phí thấp nhất cho khách hàng mới của doanh nghiệp.

Với các chiến dịch Performance Marketing, thì doanh nghiệp, nhà quảng cáo sẽ chỉ phải chi trả chi phí mỗi khi một hành động chuyển đổi được hoàn thành, hơn là dựa trên các lượt hiển thị (impressions) hay nhấp chuột (clicks).

Performance Marketing là gì

Trong khi các tập đoàn lớn sẵn sàng chi trả hàng triệu đô la mỗi tháng vào việc tăng nhận thức thương hiệu đến người dùng (Brand Awareness), thì hầu hết các doanh nghiệp SMEs vừa và nhỏ vẫn đang tập trung nhiều vào duy trì lợi nhuận bán hàng, khẳng định vai trò khá lớn của các nhà quảng cáo. Doanh nghiệp xác định hành động mục tiêu cần đạt được, sau đó chi trả cho mỗi mục tiêu được hoàn thành, có thể là hành động mua hàng (sale), một lượt đăng ký của khách hàng tiềm năng (Lead) hay một lượt nhấp vào quảng cáo cụ thể (Click).

Những lợi ích của Performance Marketing mang lại cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp nhận được rất nhiều giá trị từ các chiến dịch tiếp thị dựa trên hiệu suất chuyển đổi (Performance Marketing), bao gồm:

  • Dễ dàng đo lường hiệu suất hoạt động của chiến dịch

  • Tập trung vào tỷ lệ ROI mục tiêu có lợi cho doanh nghiệp

  • Giảm thiểu rủi ro về lãng phí ngân sách

Có thể thấy được, lợi ích chính của việc thực hiện Performance Marketing chính là 100% khả năng đo lường hiệu quả, nhờ vào công nghệ và các nền tảng quảng cáo, tất cả các chỉ số chiến dịch đều được theo dõi, đo lường và báo cáo chi tiết.

Như đã đề cập ở trên, ngoài việc đo lường tốt hiệu quả chiến dịch, Performance Marketing tập trung nhiều và chỉ số ROI, đây là chỉ số đo lường chính cho sự thành công của hoạt động Marketing trên Digital. Việc theo dõi tỷ lệ ROI thường xuyên sẽ rất quan trọng, tuy nhiên, các chiến dịch cần có đủ thời gian để thu thập dữ liệu, trường hợp ngược lại, bất kỳ chiến dịch quảng cáo nào cũng sẽ khó có thể đạt được hiệu quả khi chưa có đủ dữ liệu để tối ưu. Ngoài ra, Marketing dựa trên tỷ lệ ROI sẽ giảm thiểu tối đa rủi ro cho các nhà quảng cáo, thời gian triển khai các chiến dịch sẽ được thực thi nhanh chóng hơn.

Đây cũng chính là yếu tố khiến Performance Marketing trở nên khác biệt, bởi với hầu hết các hình thức quảng cáo truyền thống, doanh nghiệp, nhà quảng cáo phải chi trả trước cho số hiển thị trên một không gian quảng cáo, và hoàn toàn độc lập với hiệu suất chuyển đổi, rất khó để xác định được trong hàng triệu lượt hiển thị quảng cáo đến người dùng, đã tạo ra bao nhiêu lượt chuyển đổi cụ thể có giá trị thật sự với doanh nghiệp. Với Performance Marketing, doanh nghiệp, nhà quảng cáo có thể trả chi phí cho một giao dịch thành công.

 

Sự cải tiến của Performance Marketing

Performance Marketing đã thay đổi nhờ vào sự phát triển của công nghệ mới và sự thay đổi của hành vi khách hàng. Trong thế giới Marketing dựa trên hiệu suất (Performance - driven Marketing) thì hoạt động Digital Marketing là tất cả những gì liên quan đến việc tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu, trên đúng thiết bị và trong thời điểm phù hợp.

Ngoài ra, các nhà quảng cáo cũng đang dần dịch chuyển ngân sách, tập trung tiếp cận khách hàng của mình trên thiết bị mobile nhiều hơn.

Những thay đổi này ảnh hưởng đến cách triển khai những chiến lược marketing trên công cụ tìm kiếm, bao gồm SEO và quảng cáo trả phí (Paid Search). Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm trước đây phụ thuộc khá nhiều vào việc tối ưu từ khóa và xây dựng liên kết để cải thiện thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm, còn với hiện tại, việc tối ưu tập trung nhiều vào sự độc đáo, sáng tạo và tính tương tác của nội dung, thông điệp quảng cáo trong các chiến dịch. Bên cạnh đó, tiếp thị trên công cụ tìm kiếm cần phải học cách quản lý và thực thi các chiến dịch nâng cao, tối ưu hóa trên thiết bị mobile hay cách tận dụng các quảng cáo danh sách sản phẩm (Product Listing Ads).

Bắt đầu với Performance Marketing

Trước khi thực hiện đo lường mức độ thành công của bất kỳ một chiến dịch marketing nào, thì việc đầu tiên, doanh nghiệp, nhà quảng cáo cần xác định rõ mục tiêu cần hướng đến trước khi chiến dịch bắt đầu.

Điều này tương tự với nhiều nền tảng quảng cáo như Google hay Facebook, luôn yêu cầu nhà quảng cáo thiết lập trước mục tiêu của chiến dịch, mới có thể bắt đầu cấu hình chiến dịch và tạo quảng cáo. Mục tiêu của chiến dịch sẽ quyết định vị trí hiển thị của quảng cáo, đối tượng sẽ nhận được thông điệp, thời điểm quảng cáo phù hợp để mang lại chuyển đổi cao nhất và nhiều yếu tố khác quyết định đến sự thành công của chiến dịch quảng cáo.

Các mục tiêu marketing phổ biến trên Digital

  • Tăng lưu lượng truy cập vào website (Website traffic)

  • Tăng tương tác với một nội dung quảng cáo: bài viết, video,.. (Engagement)

  • Thu được nhiều lượt đăng ký của khách hàng tiềm năng nhất (Leads Generation)

  • Nhận được nhiều lượt chuyển đổi mua hàng nhất (Sales/Purchase)

 

Triển khai Performance Marketing

Như đã đề cập ở trên, chiến lược marketing của doanh nghiệp phải bám sát với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Lấy ví dụ, một chiến dịch thu hút khách hàng tiềm năng sẽ rất khác với chiến dịch tăng nhận thức thương hiệu tới khách hàng. Khi đã thiết lập xong mục tiêu chiến dịch, doanh nghiệp cần tìm một công ty có chuyên môn về loại hình chuyển đổi mà doanh nghiệp đang hướng đến.

Công việc quan trọng của Performance Marketing nằm ở giai đoạn sau của chiến dịch. Doanh nghiệp, nhà quảng cáo sẽ có được dữ liệu từ chiến dịch quảng cáo ngay khi chiến dịch đang chạy. Nó phụ thuộc vào sự tối ưu hiệu suất trên từng chiến dịch, nhưng nhà quảng cáo cần phải tối ưu cho các nguồn quảng cáo hiệu quả hàng đầu. Việc theo dõi và phân tích các chỉ số giúp doanh nghiệp xác định nguồn tiếp thị nào đang tạo ra hiệu suất chuyển đổi tốt nhất để phân bổ ngân sách phù hợp. Tóm lại, doanh nghiệp, nhà quảng cáo hoàn toàn có thể thực hiện các chiến dịch Performance Marketing để tăng trưởng về doanh số và lợi tức đầu tư (ROI) với chi phí thấp nhất.

Nguồn: Outbrain.com - Biên dịch và tổng hợp


Bài viết xem thêm

Liên hệ

Bạn có thể liên hệ với chúng tôi bởi những địa chỉ sau hoặc điền vào mẫu bên dưới

Địa chỉ

103 Đường Số 7, KDC CityLand Center Hills, P.7, Q.Gò Vấp, TP.HCM

Email

huutien@hthdigital.com

 

 

Điện thoại

0935.711.971 

 

 

Liên hệ chúng tôi

Hãy để lại câu hỏi hoặc yêu cầu liên hệ của bạn ở khung bên cạnh