Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm trên trang (On Page SEO)

Các website, blogger hàng đầu hiện nay không chỉ sở hữu kỹ năng viết xuất sắc, mà họ còn phải chịu trách nhiệm về hiệu suất hiển thị nội dung trên các công cụ tìm kiếm. Bạn phải viết cho cả người đọc lẫn công cụ tìm kiếm, và buộc phải sử dụng những dữ liệu gắn kết để tiếp cận đối tượng mục tiêu.

Trong khi các công cụ tìm kiếm ngày càng trở nên thông minh, và đã học được cách hiểu được ngữ cảnh chứ không chỉ là những từ khóa riêng biệt như trước. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là không cần đến SEO nữa.

Dựa vào việc hiểu nội dung và tập trung vào ý định tìm kiếm nhiều hơn, giúp website ngày càng dễ dàng tiếp cận đúng đối tượng người dùng hơn trước đây. Tuy nhiên, để thành công, bạn cần phải nghiên cứu, thu thập dữ liệu, thăm dò đối thủ và sử dụng dữ liệu một cách hiệu quả.

Có cần phải cải thiện On Page SEO ?

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn các ý tưởng hay nhất về kỹ thuật tối ưu hóa nội dung. Dưới đây là một số công cụ được sử dụng cho việc tối ưu On Page cho nội dung của bạn. Từng bước, chúng tôi sẽ giải thích cho bạn chi tiết hơn về cách làm nội dung của bạn thu hút cả người dùng và các công cụ tìm kiếm (Search Engines).

Nếu bạn là người mới với thuật ngữ SEO, bạn có thể dễ dàng bắt đầu từ những thứ đơn giản. Để có thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm Google, trang web cần được tối ưu hóa theo một cách cụ thể. Bây giờ, hãy cùng xem cần những gì để tối ưu hóa.

On-Page SEO là gì?

On-Page SEO là việc thực hiện tối ưu nội dung và mã nguồn HTML để giúp công cụ tìm kiếm xác định được rõ website của bạn là gì và nó cung cấp những nội dung gì.

Một số nơi cần được tối ưu bao gồm: Tiêu đề trang (Page titles), thẻ mô tả Meta (meta decriptions), thuộc tính Alt-text, liên kết nội bộ (internal links), nội dung chứa liên kết trang khác (anchor text), đường dẫn (URLs) và những thứ khác.

Dưới đây là Graphic thể hiện cách thực hiện On-Page SEO và tối ưu nội dung website của bạn.

 

(Nguồn: semrush.com)

Tiêu đề (Titles)


Là một người làm nội dung, bạn chắc chắn hiểu được sức mạnh của một tiêu đề tốt. Nó đứng vị trí đầu tiên trong danh mục On-Page SEO và là yếu tố quan trọng để thu hút sự chú ý của người dùng và tăng tỷ lệ nhấp vào bài viết (CTR), người dùng sẽ nhìn thấy tiêu đề bài viết của bạn trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm, và nếu người dùng không thích nó hoặc nó không phải cái mà họ cần tìm thì rất ít khả năng họ nhấp vào và đọc bài viết của bạn.

Dưới góc độ SEO, nó sẽ hợp lý khi đặt từ khóa làm tiêu đề nếu từ khóa đó ngắn và có lưu lượng tìm kiếm cao. Nếu bạn cố gắng sử dụng từ khóa dài, nó sẽ khá khó khăn để đặt tất cả các từ này vào tiêu đề.  Vì thế, tốt hơn hết, bạn hãy cố gắng tập trung xây dựng nội dung chất lượng, Google và các kênh social sẽ giúp bạn phần còn lại.

Tiêu đề nên được sử dụng không chỉ cho người dùng, mà còn dùng cho trình thu thập dữ liệu, vì vậy, hãy chắc chắn rằng trên trang web của bạn có thẻ tiêu đề. Cũng lưu ý rằng, thẻ H1 và tiêu đề không nhất thiết phải trùng lặp nhau trên trang của bạn khi bạn muốn chúng có sự liên quan.

Đường dẫn (URL)


Trước khi bắt đầu thực hiện điều gì khác, đường dẫn (URL) của bạn phải được mô tả và có nghĩa ( Tránh sử dụng các con số vô nghĩa hay kết hợp các ký tự ngẫu nhiên) và tất nhiên url là nơi rất tốt để đặt từ khóa của bạn vào.

Và củng đừng quên rằng, trong một năm , bạn có thể muốn cập nhật nội dung của bạn (Bao gồm phần tiêu đề), lúc này hãy chắc chắn rằng đường dẫn của bạn vẫn còn sử dụng được (Evergreen) và có thể áp dụng cho nội dung khác sau đó. Nếu bạn quyết định thay đổi đường dẫn, đừng quên chuyển hướng liên kết để tránh lỗi 404.

Tốt nhất bạn nên giữ đường dẫn dài từ 3 đến 5 từ và trong cấu trúc url không nên sử dụng dấu gạch dưới để làm dấu phân cách giữa các từ.

Thẻ mô tả (Meta Discriptions)

Thẻ mô tả Meta không hề ảnh hướng đến thứ hạng trên công cụ tìm kiếm, nhưng như đã vừa đề cập trước đó, bạn phải nghĩ về người dùng. Một thẻ mô tả Meta được viết tốt sẽ giúp họ hiểu rõ hơn về nội dung của bạn viết về vấn đề gì, có đúng với những gì họ tìm kiếm hay không và giúp tăng tỷ lệ nhấp (click–through-rates).

Từ khóa và liên quan ngữ nghĩa các từ

Để cung cấp kết quả tìm kiếm có nội dung liên quan nhất với truy vấn của người dùng, hãy sử dụng những từ khóa mục tiêu trong khoảng 100 – 150 từ đầu tiên của phần văn bản và đặt thêm các từ ngữ có liên quan về ngữ nghĩa.

H1..H3

Cấu trúc của văn bản dễ để đọc và dễ điều hướng. Có nhiều phương pháp cho cấu trúc văn bản. Trường hợp có nhiều thông tin, bạn có thể sử dụng dạng danh sách đánh số hoặc chấm tròn, các định dạng này sẽ giúp người dùng dễ dàng đọc lướt qua nội dung trên trang và dễ tìm thấy nội dung mà họ cần, cho phép bạn sử dụng nhiều thông tin trong bài viết mà không ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng.

Nó nên được đặt như thế nào.

  • Example Title

  • Body text related to H1
  • Example Subtitle

  • Body text related to H2 and the main title of the article

Cách thứ hai thì cổ điển hơn – Viết một đoạn giới thiệu về vấn đề, sau đó chia đoạn văn bản thành 03 đến 05 vấn đề chính và đặt tiêu đề cho từng vấn đề này với các tiêu đề mô tả phụ.

Trong ngôn ngữ kỹ thuật SEO – Đừng quên sử dụng các thẻ H1..H6 cho các tiêu đề phụ (Tất nhiên bạn cần phải đặt các từ khóa mục tiêu vào tiêu đề phụ)

Nội dung video

Việc thêm các nội dung bằng video vào trang web có thể giúp cấu trúc nội dung và thu hút nhiều sự quan tâm của người dùng hơn. Mặc dù trên phương diện SEO, nội dung video hầu như không hữu ích, tuy nhiên, việc không có nội dung video trên website sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng các phiên truy cập trên website của bạn, đặc biệt khi đối thủ trong cùng ngách của bạn sỡ hữu nó.

Cũng vậy, việc sử dụng các đoạn Script kèm với nội dung video đã trở nên khá phổ biến, bởi vì nó có thể giúp cả người dùng và trình thu thập dữ liệu nhận biết được nội dung của bạn.

Hình ảnh (Images)

Như đã đề cấp ở trên, đó là những cách tuyệt vời để cấu trúc nội dung và tùy chỉnh nó. Một số chuyên gia đề xuất chèn một hình ảnh trong nội dung có thời lượng trong vòng 01 cuộn chuột của người dùng, làm như vậy, người dùng sẽ luôn thấy có hình ảnh trên trang trong khi đọc. Đó là một tùy chọn, bạn cũng có thể sử dụng một vài thành phần bắt mắt khác trên trang như tiêu đề phụ (Subheads) hoặc trích dẫn (Quotes).

Bạn cũng nên nhớ rằng, định dạng hình ảnh có thể thay đổi từ nền tảng này sang nền tảng khác (Chúng được điều chỉnh khác nhau trên Facebook, Twitter hay một số mạng xã hội và công cụ tìm kiếm khác). Vì vậy, hãy chú ý đến vi định dạng (Microformat). Hãy đảm bảo rằng các liên kết và trỏ đến tên miền và hình ảnh tiêu đề sẽ nhìn tốt trên Twitter, Facebook, Linkedln và các nền tảng khác.

Hình ảnh quá to sẽ làm chậm tốc độ tải của website – Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong trải nghiệm người dùng. Vì vậy, hãy đảm bảo sử dụng hình ảnh đúng kích thước và định dạng, chỉnh sửa kích thước hình ảnh trong khi vẫn giữ được chất lượng hình ảnh tốt.

Tên file mô tả hình ảnh và sử dụng thẻ ALT tags có thể giúp hình ảnh trong website của bạn hiển thị trong kết quả tìm kiếm hình ảnh của Google.

Thời lượng nội dung (Content Length)

Bạn phải chắc chắn rằng nội dung của bạn đủ dài đối với người đọc và với công cụ tìm kiếm. Nhưng nên lưu ý rằng, không có một thời lượng nội dung chính xác hoàn toàn, nó hoàn toàn tùy thuộc vào mục tiêu của bạn và mục đích của nội dung. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nội dung có thời lượng thấp có thể cản trở trong việc xếp hạng kết quả tìm kiếm của trang web trên Google, với nội dung dài hơn sẽ được đánh giá có giá trị hơn.

Một điểm chính là : Mọi người yêu thích nội dung dài hơn nếu nó bao quát các chủ đề sâu hơn.

Và thực tế đã chứng minh, nội dung dài hơn có xu hướng xếp hạng cao hơn. Dưới đây là những bằng chứng tại sao nội dung dài dành chiến thắng.

Khả năng dễ đọc (Readability)

Có một chỉ số nội dung quan trọng khác đó là khả năng đọc (Readability), nó sẽ chỉ ra liệu rằng nội dung của bạn dễ hay khó đọc. Mức đó dễ đọc phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Không chỉ ngữ pháp và cú pháp đóng vai trò quan trọng mà còn có thiết kế và cấu trúc nội dung văn bản – mọi thứ cói thể ảnh hưởng đến nhận thức của chúng ta.

Biết đối tượng người dùng của bạn (họ là chuyên gia cấp cao hay người mới bắt đầu?), Kỹ năng viết tốt và tập trung vào thông điệp sẽ giúp bạn dễ dàng tìm ra sự cân bằng.

Liên kết nội bộ (Internal Linking)

Các liên kết nội bộ giúp bạn làm phong phú thêm nội dung với các thông thêm hữu ích cho người đọc, trong khi thu hút sự chú ý đến các nội dung liên qua mà bạn đã tạo ra.

Liên kết nội bộ cũng là một trong những thành phần thiết yếu của On-Page SEO – Nó có tác động lớn đến hành vi của bot trên công cụ tìm kiếm. Trong trương hợp bạn không có thời gian để xây dựng các liên kết sâu hơn, thì liên kết nội bộ có thể là nơi rất tốt để bắt đầu.

Các nút chia sẻ mạng xã hội

Các chia sẽ mạng xã hội không tính là liên kết, nhưng nó sẽ giúp nội dung của bạn tiếp cận đến nhiều được người dùng hơn – Thêm nút chia sẻ mạng xã hội và làm nổi bật chúng.

Ngoài ra, các nội dung có các nút chia sẻ mạng xã hội thường có vẻ được yêu thích hơn và đáng tin cậy hơn trong mắt người dùng bất kỳ.

Nội dung trùng lập (Duplicate Content)

Nội dung trùng lặp là một trong những vấn đề phổ biến trong SEO. Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng 50% các website chứa các trang có nội dung trùng lặp.

Website của bạn sẽ không bị phạt vì điều này, nhưng nó là dấu hiệu nhận biết cho công cụ tìm kiếm rằng website của bạn chứa các nội dung ít hoặc không có giá trị với người dùng.

Khả năng thu thập dữ liệu (Crawlability)

Không tìm thấy nội dung của bạn trên trang kết quả tìm kiếm, mặc dù bạn nghĩ rằng mình đã làm tốt mọi thứ ? Hãy chắc chắn rằng website của bạn không bị khóa thu thập dữ dữ liệu, nếu không thì, mọi thứ bạn làm sẽ trở nên vô ích.

Khả năng thu thập dữ liệu là một câu hỏi về kỹ thuật khó, hầu hết những người làm nội dung sẽ không quen thuộc với điều này, vì vậy, bạn có thể liên hệ với người quản trị website để tìm giải pháp.

Tốc độ tải trang (Page Loading Speed)

Thậm chí không phải là một giây –  Chậm trong một mili giây cũng đủ khiến người dùng tắt trang của bạn và đến với một trang khác.

Những lý do thường gặp làm website của bạn tải chậm như: Kích thước file hình ảnh trên trang lớn hay thỉnh thoảng nghiệm trọng hơn là vấn đề với máy chủ (Server) của bạn. Dù lý do gì đi nữa, bạn cần phải đặc biệt chú ý đến tốc độ tải của tất cả các trang web.

Bạn có thể kiểm tra tốc độ tải trang tại Page Speed Insight của Google.

Thân thiện trên thiết bị di động (Mobile – Friendliness)

Nếu website của bạn vẫn chưa tối ưu trên thiệt bị mobile, thì bạn chắc chắn đang đánh mất một lượng traffic người dùng vào website đáng kể.

Tất nhiên, thiết kế đáp ứng (Responsive design) và phát triển web di động đòi hỏi cần khá nhiều thời gian và công sức. Nó không phải thứ bạn có thể làm trong một sớm một chiều, nhưng nó hoàn toàn xứng đáng với giá trị trên từng giây khi trải nghiệm nó. Website thân thiện với di động có được sự ưu tiên mạnh mẽ trên trang kết quả tìm kiếm bằng thiết bị di động.

Đánh dấu dữ liệu (Markups)

Chúng ta vừa nói về sự quan trọng trong việc hiển thị nội dung của bạn trên trang kết quả tìm kiếm. Thực hiện đánh dấu có thể giúp tăng tỷ lệ nhấp vào bài viết (CTR) đúng lúc. Và tuyệt vời hơn là các dữ liệu này có thể được áp dụng cho nhiều loại nội dung khác nhau bất kể chủ đề gì.

 

 

Hãy nhìn vào ví dụ trên. Cả hai trang web đều đang sử dụng đánh dấu dữ liệu (Schema Markups) để cung cấp nhiều thông tin hơn cho người dùng: Một danh sách các nguyên liệu, đánh giá, thời gian nấu và giá trị năng lượng,..

Điều này ảnh hưởng gì đến thứ hạng trên trang kết quả tìm kiếm của bạn? Việc thực hiện Schema Markup không làm tác động trực tiếp đến thứ hạng của bạn. Nhưng nó sẽ tác động đến chỉ số CTR, nó giúp nội dung của bạn có ngữ cảnh và mặc nhiên, những thứ tốt cho người dùng thì sẽ tốt cho tối ưu On-Page SEO.

Kết luận

Như chúng ta thấy, Google đang làm mọi thứ để giúp các nội dung độc nhất (Unique) và hữu ích có được thứ hạng tìm kiếm tốt hơn. Tuy nhiên, không chỉ  Google quyết định liệu rằng nội dung của bạn xứng đáng có được thứ hạng cao hay không, mà nó còn phụ thuộc vào người dùng. Google không đọc nội dung của bạn và cho điểm “A”, mà nó sẽ ước tính mức độ yêu thích của người dùng với nội dung của bạn dựa vào hành vi của họ.

Chắc chắn bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng các vấn đề On Page SEO tác động rất ít hoặc không ảnh hưởng gì đến xếp hạng tìm kiếm nội dung của bạn. Đồng thời, một số vấn đề không liên quan trực tiếp đến SEO, nhưng hầu hết với sự hiện diện của các bài viết, nội dung có thể có tác động rất lớn đến CTR, thời gian trên trang (Time on Page) và tỷ lệ thoát (Bounce Rate) – Những tín hiệu về trải nghiệm người dùng, điều mà Google sẽ dựa vào đó để xác định chất lượng trang và vị trí trên trang kết quả công cụ tìm kiếm.

Hãy kiểm tra lại nội dung của bạn để tối ưu hóa trong trang tốt hơn.

  • Tạo tiêu đề hấp dẫn
  • Tạo đường dẫn URL có nghĩa, chứa các từ khóa mục tiêu, tránh ngẫu nhiên
  • Làm thẻ mô tả Meta hữu ích và ngắn gọn. Người dùng cần phải biết họ sắp đọc điều gì
  • Chọn các từ khóa mục tiêu trong 100 – 150 từ đầu tiên của nội dung. Sử dụng các từ liên quan ngữ nghĩa
  • Cấu trúc nội dung bằng việc sử dụng các thẻ tiêu đề phụ H1…H6.
  • Đa dạng nội dung bằng Videos, GIFs và hình ảnh bắt mắt
  • Tôn trọng người đọc và tìm cách tối ưu cho nội dung dài . Làm cho chúng trở nên dễ đọc và dễ hiểu
  • Đa dạng nội dung văn bản bằng các liên kết nội bộ đến các trang khác trên website
  • Cung cấp cho người đọc các nút chia sẽ mạng xã hội, họ có thể sẽ lan tỏa nội dung của bạn tiếp cận với nhiều người hơn.
  • Tạo ra các nội dung duy nhất, tránh trùng lặp
  • Đảm bảo trình thu thập Google hoạt động trên trang của bạn
  • Kiểm tra tốc độ tải của trang website
  • Thiết kế trang web thân thiện trên di động, người dùng có thể đọc nội dung của bạn ở bất cứ đâu
  • Sử dụng đánh dấu dữ liệu (Schema markups) để cung cấp nhiều thông tin hơn tới người dùng trên công cụ tìm kiếm.

Nguồn: Semrush.com - Biên dịch


Bài viết xem thêm

Liên hệ

Bạn có thể liên hệ với chúng tôi bởi những địa chỉ sau hoặc điền vào mẫu bên dưới

Địa chỉ

103 Đường Số 7, KDC CityLand Center Hills, P.7, Q.Gò Vấp, TP.HCM

Email

huutien@hthdigital.com

 

 

Điện thoại

0935.711.971 

 

 

Liên hệ chúng tôi

Hãy để lại câu hỏi hoặc yêu cầu liên hệ của bạn ở khung bên cạnh