Các công cụ tìm kiếm hoạt động như thế nào?

Trên quan điểm của người dùng, các công cụ tìm kiếm trở nên thật sự kỳ diệu với họ ở thời điểm hiện tại. Chỉ cần nhập từ khóa nào đó bất kỳ vào thanh tìm kiếm, và trong tít tắt, hàng triệu kết quả từ web sẽ được trả về.

Các công cụ tìm kiếm phổ biến hiện nay như Google,  đã bắt đầu có thể trả lời trực tiếp những truy vấn ngay trên kết quả tìm kiếm, giúp người dùng tiết kiệm về thời gian lẫn hành động click chuột của họ.

 

 

Vậy, các công cụ tìm kiếm như Google hoạt động như thế nào?

Công cụ tìm kiếm là gì?

Một công cụ tìm kiếm bao gồm 02 phần chính: Cơ sở dữ liệu (Database) và thuật toán (Algorithms), sẽ xác định kết quả nào sẽ được trả về và thứ tự xếp hạng cho một truy vấn nào đó.

Công cụ tìm kiếm như Google, cơ sở dữ liệu bao gồm hàng nghìn tỷ trang trên hệ thống các website và thuật toán xem xét dựa trên hàng trăm yếu tố khác nhau để tìm ra kết quả phù hợp nhất với từ khóa truy vấn.

Công cụ tìm kiếm hoạt động như thế nào?

Công cụ tìm kiếm hoạt động bằng cách lấy các danh sách gồm các đường dẫn (URLs),  sau đó chuyển đến tạo lịch biểu ( Scheduler). Tạo lịch biểu sẽ quyết định khi nào thu thập dữ liệu trên mỗi URLs. Tiếp theo, trang được thu thập dữ liệu sẽ được đưa đến trình phân tích cú pháp, nơi mà các thông tin cần thiết được chọn ra và lập chỉ mục.

Khi bạn thực hiện tìm kiếm gì đó, công cụ tìm kiếm sẽ trả về các trang phù hợp và thuật toán sẽ xếp hạng những kết quả tìm kiếm này bởi sự liên quan.

Bên dưới là sơ đồ từ Google để chỉ ra quá trình này:

 

 

Đầu tiên, hãy đi sâu hơn vào các cơ chế được sử dụng để xây dựng và duy trì một chỉ mục web để đảm bảo chúng ta hiểu được cách mà chúng hoạt động. Bao gồm: Tạo lịch biểu, thu thập dữ liệu, phân tích cú pháp và lập chỉ mục.

Tạo lịch biểu (Scheduling)

Công cụ lên lịch sẽ đánh giá tầm quan trọng tương đối của các URL mới và cũ. Sau đó, nó sẽ quyết định thời điểm thu thập dữ liệu từ các URL mới, cũng như tần suất thu thập lại các URL cũ.

Thu thập (Crawling)

Trình thu thập dữ liệu là một chương trình máy tính, có thể tải xuống các trang web. Các công cụ tìm kiếm sẽ khám phá các nội dung mới bằng cách thường xuyên thu thập lại các trang cũ, các trang này thường sẽ chứa các liên kết mới được thêm vào theo thời gian.

Ví dụ, mỗi lần chúng ta xuất bản một bài đăng mới trên blog, nó sẽ được đẩy lên đầu trang của blog chứa một liên kết.

Khi một công cụ tìm kiếm như Google thu thập lại dữ liệu trang này, nó sẽ tải nội dung của trang chứa các liên kết được thêm gần đây.

Sau đó, trình thu thập thông tin chuyển trang web đã tải xuống đến trình phân tích cú pháp (Parser)

 

 

Phân tích cú pháp (Parsing)

Trình phân tích cú pháp sẽ tìm ra các liên kết, kèm theo các thông tin có liên quan khác, sau đó gửi các URLs được chọn đến trình tạo lịch biểu (Scheduler) và các dữ liệu được truy xuất để lập chỉ mục (indexing).

Lập chỉ mục

Lập chỉ mục là nơi các thông tin đã được phân tích cú pháp (từ các trang đã được thu thập dữ liệu)  được thêm vào cơ sở dữ liệu được gọi là chỉ mục tìm kiếm.

Hãy hình dung nó như một thư viện kỹ thuật số chứa các thông tin từ hàng nghìn tỷ các trang nội dung trên website.

Thuật toán công cụ tìm kiếm là gì?

Bên cạnh việc khám phá và lập chỉ mục tìm kiếm các nội dung, các công cụ tìm kiếm củng cần có một cách để xếp hạng các kết quả phù hợp khi người dùng thực hiện truy vấn tìm kiếm. Đây chính là nhiệm vụ của thuật toán công cụ tìm kiếm. Mỗi công cụ tìm kiếm có một thuật toán duy nhất cho việc xếp hạng các trang web.

Google hoạt động như thế nào?

 

Google củng hoạt động theo cách tương tự như trên. Nó thu thập dữ liệu từ các trang web và lập chỉ mục nội dung mà nó tìm thấy. Sau đó, khi bạn thực hiện tìm kiếm gì đó, Google sẽ tiến hành tìm ra những kết quả có nội dung phù hợp nhất và được xếp hạng theo thuật toán, được đánh giá bằng mức độ liên quan trong tít tắt.

Google hoạt động tốt như công cụ tìm kiếm vì 03 điều:

Đầu tiên, nó thu thập dữ liệu từ các trang web mới và cũ trong quy mô vô cùng rộng lớn, điều này đã cho phép Google xây dựng và duy trì lượng chỉ mục nhiều nhất trên toàn cầu.

Thứ hai, Google đã đầu tư rất nhiều vào mô hình phân tích ngôn ngữ, cho phép nó có thể hiểu được đúng ý nghĩa của những truy vấn tìm kiếm sai chính tả, không chính xác hay tối nghĩa. Thậm chí nó có thể hiểu được cả từ đồng nghĩa.

Và điều thứ ba, quan trọng nhất, đó là các thuật toán xếp hạng của Google có thể trả về người dùng các kết quả phù hợp nhất so với tất cả các công cụ tìm kiếm hiện nay.

Thuật toán Google hoạt động như thế nào?

Google đánh giá và xem xét hàng trăm yếu tố khác nhau để tìm kiếm và xếp hạng các nội dung có liên quan nhất. Trên thực tế, gần như không ai có thể biết hết tất cả những yếu tố đó là gì, nhưng chúng ta có thể biết được những cái chính sau:

 

Chủ đề liên quan

Google tuyên bố rằng, khi một trang web chứa những từ khóa tìm kiếm, đặc biệt là ở các vị trí nổi bật như phần tiêu đề, thì sẽ được đánh giá nội dung là có liên quan.

Tuy nhiên điều này không phải là tất cả, Google củng tìm kiếm sự hiện diện của các từ có liên quan khác trên trang web.

Đây là cách Google giải thích:

“Bạn hãy thử nghĩ: Khi một người nào đó tìm kiếm từ khóa “dogs”, chắc chắn người đó sẽ không muốn thấy một trang web chứa hàng trăm từ khóa đó lặp đi lặp lại. Với ý tưởng này, thuật toán sẽ đánh giá các từ khóa liên quan khác trên trang nếu có, chẳng hạn như: “picture of dogs”, video hoặc danh sách các giống loài,..”

Sự hiện diện của những từ, cụm từ có liên quan ngoài từ khóa chính sẽ giúp tăng sự tin cậy với Google, điều này thể hiện rằng trang web nói về đúng nội dung của nó.

Ý định tìm kiếm

Google biết rằng mọi người thực hiện việc tìm kiếm vì một ý định nào đó, và việc hiểu được ý định này sẽ giúp Google trả về các kết quả tìm kiếm tốt hơn và giúp nhiều người dùng hài lòng hơn.

Nói cách khác, Google tập trung vào việc xếp hạng các nội dung mà người dùng muốn nhìn thấy và đúng như mong đợi của họ khi tìm kiếm thứ gì đó.

Bạn có thể đọc: Cách để tối ưu hóa ý định tìm kiếm

Đó là lý do vì sao, tất cả các kết quả hàng đầu cho từ khóa “iPhone X unboxing” là các video về bốc hộp Iphone X

 

 

…trong khi các kết quả cho từ khóa “iPhone X box” là hình ảnh và danh sách sản phẩm

 

 

Ý định trong mỗi hành động tìm kiếm của người dung là hoàn toàn khác nhau. Google cố gắng mang lại các kết quả phù hợp với phong cách nội dung, kiểu nội dung, định dạng nội dung và góc nhìn nội dung mà người dùng muốn nhìn thấy.

Phong cách nội dung (Content Style)

Phong cách nội dung có thể chia thành 03 loại: Nội dung video, hình ảnh và nội dung văn bản (Text).

Trong hầu hết các truy vấn,  các kết quả tìm kiếm sẽ khá sẽ rõ ràng. Trong một số trường hợp, như từ khóa “Pink Roses”, Google hiểu rằng ý định người dung là hỗn hợp nhiều nội dung và sẽ trả nhiều dạng phong cách nội dung khác nhau.

 

 

Kiểu nội dung (Content Type)

Kiểu nôi dung thường chia làm 04 loại cơ bản: Bài viết blog (Blog Post), sản phẩm (Product), trang chuyên mục (category) và trang đích (Landing page).

Ví dụ, tất cả kết quả trả về cho từ khóa “ thiết kế website chuyên nghiệp”  sẽ là dạng bài viết blog.

 

 

Định dạng nội dung (Content Format)

Đinh dạng nội dung áp dụng trong hầu hết các bài viết blog, video và trang đích. Đối với các bài viết Blog, kiểu nội dung phổ biến thường có dạng “làm thế nào để..” , bài viết dạng danh sách, hướng dẫn và kiểu tin tức.

Ví dụ : các kết quả cho từ khóa “Blogging tips” sẽ có dạng bài viết danh sách (List Posts)

 

 

Góc nhìn nội dung (Content Angle)

Góc nhìn bài viết thường đề cập đến các điểm chính của nội dung.

Ví dụ, hầu hết các kết quả tìm kiếm được xếp hạng cho từ khóa “bloggings tips” thì tập trung xung quanh những người mới.

 

 

Sự mới mẻ

Google biết rằng sự mới mẻ trong kết quả tìm kiếm sẽ có hiệu quả hơn cho một số lượt truy vấn.

Lấy ví dụ, một truy vấn có từ khóa là “ What’s new on Netflix”  sẽ cho ra các kết quả tìm kiếm hoàn toàn mới.  Google ưu tiên các kết quả tìm kiếm được xuất bản hoặc cập nhật gần đây nhất.

 

 

Chất lượng nội dung

Google muốn xếp hạng nội dung chất lượng cao, phía trên nội dung chất lượng thấp. Vấn đề là chất lượng nội dung rất khó hiểu, vì vậy Google xem xét đưa ra một thứ gọi là E-A-T, viết tắt cho những từ: Expertise, Authoriveness và Trust.

 

 

Nôi dung không phải là thứ duy nhất ảnh hưởng tới E-A-T, mà các backlinks (liên kế bên ngoài dẫn về website) cũng rất quan trọng. Ngoài ra, các liên kết này cần đảm bảo sự uy tín và có tính liên quan cao.

Ví dụ như: Trang web bạn có một đề tài về kinh doanh, Google sẽ đánh giá cao các backlinks từ các bài viết thuộc trang về quản trị doanh nghiệp trỏ về website của bạn, hơn là các bài viết tương tự trên một website về làm đẹp.

Khả năng sử dụng (Usability)

Google thực hiện sắp xếp thứ hạng các trang web và muốn người dùng hài lòng bằng việc trả về những kết quả có liên quan nhất. Bên canh đó, nội dung cũng cần phải dễ dàng truy cập và sử dụng.

Dưới đây là một vài yếu tố xếp hạng được xác nhận sẽ giúp ích cho những điều này:

Tốc độ tải trang

Chắc hẳn là không ai muốn phải chờ đợi trang web tải với tốc độ chậm, và Google củng biết điều này. Đó là lý do tại sao họ đã tạo ra yếu tố xếp hạng tốc độ tải trang cho các tìm kiếm trên thiết bi máy tính (Desktop) năm 2010, và cho thiết bị mobile năm 2018.

Thân thiện với thiết bị di động

65% lượng tìm kiếm Google diễn ra trên thiết bị mobile, và yếu tố thân thiện với thiết bị mobile trở thành yếu tố xếp hạng cho các tìm kiếm trên di động năm 2015.

Từ tháng 07 năm 2019, “mobile-friendliness”  trở thành yếu tố xếp hạng cho tìm kiếm trên Deskstop khi Google ưu tiên sử dụng phiên bản nội dung trên thiết bị mobile cho việc lập chỉ mục và xếp hạng trên tất cả các thiết bị (Mobile-First indexing).

Cá nhân hóa

Google tuyên bố rằng “ Các thông tin về vị trí, lịch sử tìm kiếm và thiết lập tìm kiếm, sẽ giúp điều chỉnh các kết quả tìm kiếm theo những gì hữu ích và có liên quan nhất cho người dùng trong thời điểm đó.”

Ví dụ: Môt truy vấn tìm kiếm “nhà hàng Mexico tốt nhất” , sử dụng vị trí của người dùng để trả về các kết quả tìm kiếm tại địa phương, thâm chí ngay cả các kết quả ỏ bên ngoài phạm vi này (“map pack”)

 

 

Tại sao chúng ta cần quan tâm cách mà Google hoạt động?

Việc biết cách Google tìm kiếm và xếp hạng nội dung nhu thế nào, sẽ giúp cải thiện khả năng tạo nội dung trên website của bạn, hiển thị trong các kết quả tìm kiếm. Và nổ lực mang lại thứ hạng tìm kiếm cao trên Google gọi là SEO (Search Engine Optimization).

SEO là ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp, bởi vì:

  • Thu được lượng truy cập miễn phí từ SEO
  • Lưu lượng truy cập ổn định qua từng tháng ( Miễn là có thể duy trì được thứ hạng tìm kiếm tốt)
  • Cung cấp khả năng tiếp cận đối tượng rộng lớn

Kết luận

Có rất nhiều người liên tục tìm kiếm những lỗ hổng trong thuật toán của công cụ tìm kiếm nhằm có được thứ hạng tìm kiếm cao một cách dễ dàng, tuy nhiên, nó chỉ có tác dụng trong ngắn hạn, ngược lại rất khó để thành công trong dài hạn, bởi vì quá phụ thuộc vào thuật toán của Google.

Phương pháp tốt nhất để mang lại thứ hạng tìm kiếm tốt trong dài hạn đó chính là tập trung vào việc tạo ra nội dung chất lượng và hữu ích nhất cho từ khóa được chọn và tạo ra trải nghiệm người dùng tốt nhất có thể. Nói cách khác, chúng ta tạo ra nội dung tốt cho người dùng, không phải cho các công cụ tìm kiếm.

 

Nguồn: ahrefs.com/blog - Biên tập và tổng hợp


Bài viết xem thêm

Liên hệ

Bạn có thể liên hệ với chúng tôi bởi những địa chỉ sau hoặc điền vào mẫu bên dưới

Địa chỉ

103 Đường Số 7, KDC CityLand Center Hills, P.7, Q.Gò Vấp, TP.HCM

Email

huutien@hthdigital.com

 

 

Điện thoại

0935.711.971 

 

 

Liên hệ chúng tôi

Hãy để lại câu hỏi hoặc yêu cầu liên hệ của bạn ở khung bên cạnh